Hội thảo “Ứng dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản”

Gửi bởi edic  |  31 Tháng Mười 2017 12:24:46 SA  | 

Ngày 29 tháng 8 năm 2017 tại Khách sạn Pullman - Hà Nội, Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Ứng dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản” 

Toàn cảnh Hội thảo “Ứng dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản”

Mục đích của Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin hữu ích và thúc đẩy việc sử dụng ứng dụng ảnh viễn thám nói chung và ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản nói riêng trong giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Tham dự Hội thảo có trên 120 nhà quản lý, quân sự và nhà khoa học đến từ các đơn vị, cơ quan trực thuộc Cục; các đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Lạng Sơn, Điện Biên, Tây Ninh, Bình Định, Tp. Hồ Chí Minh... và đại diện các cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực viễn thám như ĐH Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Công nghệ Hà Nội, ĐH Xây Dựng, Học viện Kỹ thuật Quân sự... cùng các cơ quan nghiên cứu đo đạc và bản đồ, thông tin địa lý, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn, thủy lợi...

     Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Khánh, Quyền Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia cho biết: Hiện nay, phát triển khoa học công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú trọng và được coi là quốc sách hàng đầu,  động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó phát triển khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ viễn thám nói riêng phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước, góp phần bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên biển cũng đang được ngày càng đẩy mạnh.

     Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều vệ tinh viễn thám hiện đại đã được đưa lên quỹ đạo để phục vụ công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường và Nhật Bản là một trong những quốc gia có công nghệ viễn thám phát triển và đã phóng thành công nhiều thế hệ vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo. Được sự ủng hộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức hội thảo "Ứng dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản" nhằm giới thiệu các ứng dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản thông qua các bài trình diễn của một số tổ chức nghiên cứu không gian hàng đầu Nhật Bản như: Hệ thống Không gian Nhật Bản JSS, Công ty Dịch vụ Vệ tinh Quan trắc trái đất Nhật Bản JEOSS và Tập đoàn PASCO. Hội thảo là cơ hội để các đại biểu tham dự đến từ các bộ, ngành Trung ương, cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo và đặc biệt là các địa phương chia sẻ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về những nhu cầu ứng dụng viễn thám nói chung và ảnh viễn thám độ phân giải cao của Nhật Bản nói riêng. 


Ông Nguyễn Quốc Khánh, Quyền Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia
phát biểu khai mạc Hội
 thảo

     “Tôi hy vọng Hội thảo này sẽ cung cấp cho các quý vị những thông tin hữu ích về ứng dụng ảnh viễn thám của Nhật Bản phục vụ các mục đích liên quan đến các hoạt động cụ thể của cơ quan, đơn vị mình” – Ông Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ.

     Phát biểu tại Hội thảo, về phía Nhật Bản, ông Tohru Nakanishi, đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ các vấn đề về thiên tai, biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng và trở lên khốc liệt, tồi tệ hơn trên toàn thế giới, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của con người. Vì vậy, rất cần có những giải pháp tổng thể trong việc cảnh báo, dự báo, chủ động trong ứng phó thiên tai.  Sớm nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng viễn thám, trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã luôn coi trọng ứng dụng công nghệ viễn thám và xem như là một công cụ hữu hiệu nhằm cung cấp giải pháp trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Tohru Nakanishi cũng cho biết, Chính phủ Nhật Bản cũng đặt ra tầm quan trọng cho các chính sách nhằm thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu của vệ tinh viễn thám và đặc biệt tin tưởng rằng ngành công nghiệp vũ trụ sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa trong tương lai.
"Thông qua hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của quý vị tới việc ứng dụng vệ tinh viễn thám của Nhật Bản và mong rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng sẽ ngày càng bền chặt, thúc đẩy phát triển, mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa trong tương lai" - ông Tohru Nakanishi nói.

     Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài giới thiệu về vai trò của Cục Viễn thám quốc gia trong quản lý các hoạt động viễn thám tại Việt Nam; Giới thiệu hệ thống vệ tinh quan sát trái đất của Nhật Bản; Giới thiệu ứng dụng của Công ty Vệ tinh quan sát Trái Đất Nhật Bản PASCO; Giới thiệu vệ tinh độ phân giải cao Nhật Bản – ASNARO –1 và 2; Các ứng dụng ảnh viễn thám tiềm năng của vệ tinh quan sát trái đất và ứng dụng của ảnh SAR;

     Sau khi nghe các bài trình bày, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, chia sẻ các thông tin về hiện trạng sử dụng và ứng dụng ảnh viễn thám ở Việt Nam cũng như nhu cầu ứng dụng viễn thám trong quản lý thiên tai, giám sát lũ lụt, sạt lở đất; Quản lý cơ sở hạ tầng, sụt lún bề mặt ở các đô thị; Giám sát sạt lở  bờ biển; Giám sát, phân tích tràn dầu; Giám sát mùa vụ phục vụ công tác Quản lý Nông nghiệp... và những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, đặc biệt là các dữ liệu ảnh viễn thám và các giải pháp tiên tiến của các cơ quan vệ tinh vũ trụ hàng đầu Nhật Bản trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

     Hội thảo lần này cũng là cơ hội để đại biểu tham dự đến từ các Bộ, ngành, Trung ương, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và đặc biệt là các địa phương trao đổi kinh nghiệm, cũng như những nhu cầu ứng dụng viễn thám nói chung và ảnh viễn thám độ phân giải của Nhật Bản trong xây dựng các hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai và an ninh quốc gia Việt Nam. Đây đồng thời là cơ sở để tăng cường hợp tác khai thác ứng dụng công nghệ viễn thám tiên tiến, đặc biệt là các dữ liệu ảnh viễn thám trong tương lai gần để giữa các cơ quan chuyên về viễn thám trong nước với các cơ quan không gian

"nMinh"

3231formatfactory1.jpg